Tất cả các tiêu cự nếu biết áp dụng đều có thể cho ảnh đẹp được. Tuy nhiên trong thể loại Chân Dung, tiêu cự trong khoảng 85mm – 100mm được coi như là lý tưởng.
Lý do? Vì đây là khoảng tiêu cự cho phép bạn giữ được cự ly 3m tới 5m (khoảng 10 tới 12 feet) khi chụp bán chân dung (head và shoulder) mà tránh được độ biến dạng (distortion).
Cự ly chụp nói trên trong Nhiếp Ảnh Chân Dung được gọi là “Working Distance”, là cự ly mà bạn nên đứng cách xa chủ đề khi chụp, với khoảng cách này chủ đề sẽ cảm thấy thoải mái về mặt tâm lý và họ sẽ tự nhiên hơn khi diễn cảm.
Với ống kính rộng, khi bạn tiến gần lại chủ đề để chụp “head and shoulder”, thì khuôn mặt họ sẽ bị biến dạng (distortion), đó là kết quả do cấu trúc của loại ống kính này. Còn nếu bạn dùng ống kính Tele quá dài (hơn 200mm) khi chụp “head and shoulder” (dĩ nhiên bạn cần phải lui đủ xa) thì các chi tiết trên khuôn mặt chủ đề (mắt, mũi, miệng, tai) bị nén lại (compress distortion), đặc biệt cái tai có thể nhìn gần lại con mắt hơn so với bình thường.
Khi chụp chân dung tôi chỉ sử dụng ống kính rộng để tạo hiệu ứng đặc biệt và để lợi dụng tính “distortion” của ống kính này để tạo ra các đường chéo “dynamic”. Và tôi chỉ chụp ống Tele dài hơn 200mm để chụp toàn thân.
Ảnh sau được chụp ở tiêu cự 100mm.


Ảnh sau tôi dùng ống kính wide để những đường gạch song song thành những đường chéo dynamic hội tụ nhằm dẫn mắt người nhìn vào trung tâm ảnh và gây ấn tượng chiều sâu.


Ảnh sau được chụp ở tiêu cự 210mm. Lưu ý khoảng cách giữa người bán hàng rong và chủ đề bị nén gần lại (khoảng cách thực là khoảng 5 mét).


Hafoto.